• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông Tin điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái!
 
Dự án: “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”
Ngày xuất bản: 09/10/2018 1:45:27 SA

 

Dự án: “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

“Tuyển giảng viên tập huấn về lợi ích và hiệu quả của cây thuốc nam

Trong chăm sóc sức khỏe và phát triển sinh kế

1 GIỚI THIỆU CHUNG

Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (YEN BAI CDSH) là một tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Yên Bái, được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ- LHH, ngày 13/11/2009 của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật  tỉnh Yên Bái. Trung tâm hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

CDSH YENBAI có sứ mệnh hỗ trợ ngườidân tộc thiểu sốvàcộngđồngnông thôn nghèo, phụ nữ và trẻ em, đang sốngtại các khu vực miền núi của tỉnh Yên Bái tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ.

CDSH YENBAI đang trong quá trình thực hiện Dự án: “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam, do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tài trợ. Dự án được thực hiện trong thời gian 45 tháng, từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 7 năm 202 tại 02 huyện Văn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái, một số hoạt động ở cấp quốc gia.

Mục tiêu chung của dự án là: “Thúc đẩy sự đóng góp của các Tổ chức xã hội nhằm nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam.

Mục tiêu cụ thể của dự án này gồm có ba mục tiêu (1)"Quảng bá công khai thông tin về vùng cây thuốc nam và các bài thuốc Đông y”; (2) Nhận thức và thực hành đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thuốc nam được cải thiệnvà (3) Đẩy mạnh Trách nhiệm giải trình và vai trò tác nhân phát triển của các tổ chức xã hội”.

 

Dự án hướng tới đạt 3 kết quả cụ thể bao gồm:

  • Kết quả 1:Thông tin về vùng thuốc nam bản địa và các bài thuốc đông y được thu thập và phổ biến miễn phí, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
  • Kết quả 2:Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành thựchành phổ biến bởicáctácnhânthamgiachuỗi giá trị thuốc nam.
  • Kết quả 3:Các tổ chức xã hội được các cơ quan chức năng ở địa phương và trung ương và các tổ chức phát triển quốc tế ghi nhận trở thành đối tác phát triển quan trọng.

2. MỤC TIÊU TẬP HUẤN:

Sau khóa tập huấn 80  người dân được cải thiện kiến thức của họ về lợi ích và tác dụng của cây thuốc bản địa và bài thuốc truyền thống. Học viên hiểu được:

·         Lợi ích của việc trồng cây thuốc nam bản địa.

·         Tầm quan trọng của việc thừa kế ứng dụng các bài thuốc gia truyền trong chăm sóc sức khỏe.

·          Nhận biết đặc điểm của một số loại cây thuốc có tiềm năng ,lựa chọn được cây  thích hợp cho gia đình trồng phát triển sinh kế.

·          Nắm vững được một số điều cần chú ý khi trồng cây thuốc nam tại cộng đồng.

·          Xây dựng được một bản kế hoạch trồng cây thuốc tại mỗi hộ gia đình.

·         Học viên mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ các thông tin liên quan đến kinh nghiệm sử dụng bài thuốc và cây thuốc bản địa.

3. TRÁCH NHIỆM CHUYÊN GIA (GIẢNG VIÊN):

Giảng viên chịu trách nhiệm chung về chất lượng, nội dung, tài liệu hướng dẫn tại khóa học. Cụ thể như sau:

·         Xây dựng đề cương chi tiết cho khoá tập huấn. Đề cương ít nhất bao gồm các phần mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình và gửi cho BQL dự án  phê duyệt trước khi tiến hành tập huấn 03 ngày;

·         Lập và chuẩn bị kế hoạch bài giảng;

·         Chuẩn bị vật liệu cho khóa tập huấn với sự hỗ trợ từ Dự án;

·         Chuẩn bị mẫu đánh giá học viên trước và sau khóa tập huấn;

·         Soạn tài liệu tập huấn gửi cho BQL dự án trước 2 ngày để photo cho học viên;

·         Thực hiện khoá tập huấn theo phương pháp có sự tham gia, dễ hiểu và dễ áp dụng;

·         Yêu cầu về nội dung: Nội dung tập huấn phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học viên lớn tuổi.Các nội dung chính giảng viên cần đề cập đến như sau: (1) Lợi ích của việc trồng và sử dụng thuốc nam bản địa. (2) Một số điều cần chú ý khi trồng cây thuốc nam tại cộng đồng, (3) Hướng dẫn lập kế hoạch trồng cây thuốc tại các hộ gia đình.

·         Yêu cầu về viết báo cáo: Viết báo cáo bằng tiếng việt dài không quá 10 trang về kết quả của khóa tập huấn (không bao gồm phần phụ lục). Báo cáo ít nhất bao gồm các phần sau:

+    Thông tin chung về khóa tập huấn (tên khóa tập huấn, mục tiêu, thời gian, địa điểm, số người tham dự, thành phần, tên giảng viên);

+    Nội dung đã tiến hành (nêu tóm tắt);

+    Kết quả của khóa học (dựa vào phiếu đánh giá nêu xem học viên đã thay đổi gì sau khóa tập huấn …);

+    Nhận xét về khóa tập huấn (về tổ chức, không gian, thời gian, thời lượng, học viên…);

+    Đề xuất/kiến nghị;

+    Phụ lục (Chương trình, danh sách học viên, tài liệu tập huấn, đánh giá học viên…).

+    Báo cáo tập huấn được gửi sau khi tập huấn chậm  nhất sau 15 ngày cho BQL dự án.

 

4. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:

·         Đối tượng là 80 người dân trong nhóm sở thích trồng cây thuốc nam thuộc 4 xã trong dự án.

·         Địa điểm tại UBND xã Cảm Ân và Bảo Ái huyện Yên Bình và Đông Cuông, Mậu Đông huyện Văn Yên.

5. DỰ KIẾN THỜI GIAN:

·         Thời gian: Dự kiến từ ngày 16/10/2018 đến ngày 19/10/2018.

TT

Nội dung công việc

Số ngày

1

Chuẩn bị nội dung, bài giảng, tài liệu, phương pháp tập huấn, Biểu mẫu, phiếu đánh giá kết quả trước và sau tập huấn.

03

2

Tập huấn và hướng dẫn trực tiếp tại hiện trường

04

3

Viết báo cáo

01

 

Tổng số

08

 

6. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN

Dự án tuyển chọn 2 giảng viên, yêu cầu trình độ và kinh nghiệm như sau:

·         Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực y dược học cổ truyền, yêu cầu trình độ Bác sỹ chuyên khoa YHCT.

·         kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy, hướng dẫn, và giảng dạy theo phương pháp có sự tham gia;

·         Có kỹ năng viết báo cáo rõ ràng, chặt chẽ và xúc tích; Có khả năng nói, nghe, hiểu được một số ngôn ngữ địa phương bằng  tiếng dân tộc Tày, Dao.

·         Ưu tiên giảng viên có kinh nghiệm thực hiện dự án, đã tham gia giảng dạy và tập huấn tại địa phương.

7. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TỪ DỰ ÁN:

·         Dự án chịu trách nhiệm chuẩn bị Văn phòng phẩm, vật liệu, mẫu cây thuốc minh họa và nguyên liệu tập huấn tại hiện trường với số lượng thích hợp theo yêu cầu của giảng viên;

·          Dự án chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm một hộ gia đình tiêu biểu đáp ứng được yêu cầu làm địa điểm tập huấn tại hiện trường với sự tham vấn lựa chọn hộ gia đình làm địa điểm tập huấn tại hiện trường từ giảng viên.

·         Dự án chịu trách nhiệm chuẩn bị thư mời tới người dân tham dự tập huấn, phát tài liệu và cử người hỗ trợ phục vụ hậu cần và kỹ thuật cho giảngviên.

8. NỘP HỒ SƠ ỨNG TUYỂN.

ng viên quan tâm xinmời nộp hồ sơ lý lịch cá nhân (CV) và thư bày tỏ quan tâm gửi cho YEN BAI CDSH trước 17:00 ngày 08 tháng 10 năm 2018 qua đường bưu điện hoặc email. Tiêu đề thư và email xin ghi rõ:  Hồ sơ bày tỏ quan tâm cho vị trí tư vấn: “Giảng viên cho khóa tập huấn về lợi ích và hiệu quả của cây thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe và phát triển sinh kế.

 

Địa chỉ nhận hồ sơ:

1.     Trung tâm Phát triển KHCN và CSSK cộng đồng Yên Bái- Địa chỉ: 332, đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Yên Thịnh, TP Yên Bái .

Điện thoại liên hệ: Chị Bích Phượng - Số điện thoại 0903422427

2.     Văn phòng dự án Nâng cao Năng lực Quản trị Chuỗi giá trị Cây thuốc nam: Tầng 4 – Tòanhà Delta Office, số 61 Đặng Thùy Trâm – P. Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.

Email: duancaythuocnam@gmail.com

Điện thoại liên hệ anh Lê Minh – Số Điện thoại: 0912858757

 

Lưu ý: Hồ sơ ứng tuyển sẽ không được trả lại; ứng viên vượt qua vòng sơ tuyểnsẽ được YENBAI CDSH liên hệ để phỏng vấn.

Thư viện video

Lượt truy cập

visitor counter