• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông Tin điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái!
 

Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái

- Địa chỉ trụ sở làm việc: Số nhà 1141, đường Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

+ Số điện thoại: 0293 855 902; 0293 858 248

+ Email: khuyenhoc@yenbai.edu.vn

- Hội được thành lập: Quyết định số 475/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Từ ngày thành lập đến nay, Hội đã trải qua các kỳ đại hội:

+ Đại hội lần I: Ngày 13 tháng 11 năm 2004 ( giai đoạn 2004-2009), Chủ tịch Hội là Bà: Trần Thị Thiệp; Số chi hội: 327, số hội viên: 11.450

+ Đại hội lần II: Ngày 28 tháng 7 năm 2010 ( giai đoạn 2010 – 2015), Chủ tịch Hội là Bà: Trần Thị Thiệp; Số chi hội: 1.567, số hội viên: 85.425

Một số thông tin về Hội (hiện nay Hội có bao nhiêu hội viên, trình độ của các hội viên…), chức năng nhiệm vụ chính của Hội là gì?

- Hiện nay Hội có số hội viên là: 102.855

- Trình độ của các hội viên: Từ trung cấp đến đại học, sau đại học

+ Chức năng: Hội khuyến học tỉnh Yên Bái là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, hoạt động dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.- Chức năng, nhiệm vụ chính của Hội:

Hội Khuyến học là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, chức năng làm nòng cốt, liên kết, phối hợp vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động về lĩnh vực khuyến khích và hỗ trợ phát triển Giáo dục & Đào tạo, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

+ Nhiệm vụ:

1. Tiến hành các hoạt động nhằm:

a) Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường.

Vận động nhân dân tích cực học tập, học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mọi người trong xã hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về giáo dục, đặc biệt quan tâm đến việc học tập của người nghèo, người khuyết tật, gia đình chính sách, dân tộc ít người, những người có năng khiếu và học giỏi...

b) Phối hợp, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

c) Cổ vũ xã hội “Tôn sư trọng đạo” nâng cao vị thế của người thầy trong sự nghiệp giáo dục; Khuyến khích và hỗ trợ người thầy thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nêu cao lương tâm trách nhiệm đối với người học.

Tôn vinh những nhà giáo hết lòng vì học sinh thân yêu, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, dạy giỏi. Kiến nghị với các cấp chính quyền có chính sách phù hợp và bảo vệ uy tín, danh dự, thân thể nhà giáo.

2. Làm đầu mối trong công tác liên kết, phối hợp vận động và điều phối tài trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh nhằm góp phần vào công cuộc phát triển giáo dục & đào tạo - xã hội học tập.

3. Tham gia thực hiện nhiệm vụ trong các đề án của ngành giáo dục, đề án “Xây dựng xã hội học tập”…do Ban chỉ đạo cấp tỉnh phân công.

4. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của Hội huyện, thị, thành phố và hội trực thuộc theo Điều lệ Hội.

5. Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tổ chức, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh có đóng góp tích cực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và Đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh.

6. Tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo quy định của pháp luật về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, các phụ huynh học sinh kiến nghị với Đảng, chính quyền, ngành giáo dục cùng cấp về các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Thư viện video

Lượt truy cập

visitor counter