• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông Tin điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái!
 

Hội Luật gia tỉnh Yên Bái

- Tên tổ chức: Hội Luật gia tỉnh Yên Bái

- Trụ sở: Tổ 27, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

- Điện thoại: (029)3 892 798

- Email: hoiluatgiayenbai@gmail.com

- Lô gô của Hội Luật gia Việt Nam:

1. Hội Luật gia tỉnh Yên Bái được thành lập ngày 28/11/2000, theo Quyết định số 490/QĐ – UBND ngày 28/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

2. Các kỳ Đại hội:

2.1. Đại hội lần thứ I  tổ chức tháng    năm 2012:

+ số hội viên 123

+ HLG cấp huyện 01 ( Thành phố Yên Bái)

+ HLG các ngành pháp luật của tỉnh 05 (Tư pháp, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra.

+ Ban chấp hành 17 đồng chí

+ Ban Thường vụ 05 đồng chí

+ Chủ tịch: Trần Quang Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương HLG Việt Nam, Giám đốc Sở Tư pháp

+ 02 Phó Chủ tịch: Đ/C Ngô Xuân Thắng, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Đ/C Lê Xuân Đông, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

2.2.  Đại hội lần thứ II tổ chức tháng 11/2009

+ Hội viên: 634

+ Hội Luật gia cấp huyện: 07 ( Lập mới 06: HLG thị xã Nghĩa lộ, các huyện Yên Bình , Văn yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên).

+ Hội Luật gia các ngành của tỉnh: 9 (Lập mới 04 chi hội: Chi cục Kiểm lâm, Trường Chính trị tỉnh, Đoàn Luật sư, Văn phòng Tỉnh ủy – Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND – Văn phòng UBND tỉnh).

+ 02 Trung tâm Tư vấn pháp luật (Đơn vị sự nghiệp ngoài Nhà nước thuộc HLG tỉnh): Trung tâm tư vấn pháp luật Yên Bái; Trung tâm tư vấn pháp luật Yên Bình.

+ Ban Chấp hành 21 đồng chí

+ Ban Thường vụ 07 đồng chí

+ Chủ tịch: Ông Trần Quang Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương HLG Việt Nam, Giám đốc Sở Tư pháp

+ 03 Phó Chủ tịch: Nguyễn Hoàng Hà, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Nguyễn Văn Khang, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Nguyễn Huy Cường, Phó Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh. Năm 2010, đồng chí Phó chủ tịch Nguyễn Hoàng Hà chuyển công tác về Bộ Công an, Ban Chấp hành Khóa II đã bầu bổ sung đồng chí Đặng Trần Chiêu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh vào Ban Thường vụ và bầu đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch.

2.3.  Đại hội lần thứ III tổ chức tháng 11/2014

+ Hội viên cuối nhiệm kỳ II: 876. Trong đó 89% hội viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; 100% có trình độ văn hóa trung học phổ thông; 18% có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; 91% hội viên có trình độ cử nhân luật và tương đương; 82% hội viên công tác trong các ngành pháp luật, nhiều đồng chí cấp ủy viên, thường vụ cấp uỷ, đại biểu hội đồng nhân dân, lãnh đạo các cơ quan pháp luật được cấp ủy chỉ đạo tham gia ứng cử và được tín nhiệm bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực hội luật gia.

+ Hội Luật gia cấp huyện: 09

+ Hội Luật gia các ngành của tỉnh: 12 (Thàng lập mới 03: Chi hội Cục Thi hành án Dân sự tỉnh; Sở Công Thương; Văn phỏng Tỉnh hội)

+ Trung tâm TVPL thuộc HLG tỉnh: 02

3. Tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của Hội Luật gia tỉnh

3.1. Thực hiện theo Tôn chỉ, mục đích của Hội Luật gia Việt Nam là:

Hội Luật gia Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi các luật gia đã và đang  làm công tác pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hóa, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân, tự nguyện hoạt động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

            Hội Luật gia Việt Nam mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức luật gia trên thế giới và các tổ chức khác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước vì mục đích chung là hòa bình, hợp tác và phát triển.

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Luật gia Việt Nam

            1. Tập hợp vào Hội những người đã và đang công tác pháp luật theo quy định  của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam; xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghề nghiệp;

2. Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước  những vấn đề xây dựng và thi hành pháp luật;

3. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

4. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

5. Tham gia một số hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của các cơ quan nhà nước;

6. Phối hợp hoạt động và làm nghĩa vụ thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội;

7. Tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

8. Phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giới luật gia Việt Nam với Đảng, Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; động viên tinh thần và quan tâm đến lợi ích của hội viên, làm cho hội viên gắn bó với Hội;

9. Xuất bản và phát hành sách, tạp chí, báo pháp luật và các ấn phẩm khác đáp ứng yêu cầu hoạt động đối nội, đối ngoại của hội theo quy định của pháp luật;

10. Tham gia các hoạt động quốc tế phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật;

11. Vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước;

12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên phù hợp với tôn chỉ, mụa đích của Hội;

13. Quản lý, dử dụng tài sản, tài chính của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Thư viện video

Lượt truy cập

visitor counter