• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông Tin điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái!
 
Món ăn bồi bổ cho người bệnh thấp tim
Ngày xuất bản: 12/07/2021 12:19:39 CH

 

 Bệnh thấp tim thường biểu hiện ở nhiều cơ quan như: tim, não, da, khớp... dẫn đến tổn thương van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ. Ngoài uống thuốc nên bồi bổ cho đúng cách để phối hợp trị liệu.

Bệnh thấp hay còn gọi là thấp tim, hay thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp là một bệnh viêm nhiễm toàn thể, được biểu hiện ở nhiều cơ quan như tim, não, da, khớp. Trong đó, bệnh chủ yếu biểu hiện ở tim và khớp.

Đây là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường họng miệng (nhiễm khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Trong vòng 2 - 3 tuần sau nhiễm liên cầu vùng hầu họng, nếu không được điều trị đầy đủ, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim.

Bệnh thấp tim phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 5 - 15 tuổi, dù bệnh có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn và cả người lớn. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam và nữ là như nhau.

Biểu hiện của bệnh thấp tim bao gồm: Sốt; viêm đa khớp, đau hoặc sưng đỏ khớp hoặc kết hợp cả hai; Khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh quá và đôi khi lại chậm quá; Người bệnh có những biểu hiện vung tay vung chân một cách vô thức như múa vờn, múa giật; Một số biểu hiện khác như xuất hiện nút ban hồng là các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp hoặc ban nút là những ban nổi lên ở dưới da. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác như viêm cầu thận, viêm phổi, viêm gan cấp, tổn thương mạch máu...

Đặc biệt, thấp tim có thể gây các biến chứng nặng nề ở não, tim, khớp, da. Ở tim, thấp tim để lại những hậu quả kéo dài như viêm tim, dày dính van tim. Lâu dần sẽ dẫn tới tổn thương van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí tử vong...

Vấn đề quan trọng nhất là sự tái phát và tiến triển dẫn gây ra những tổn thương không phục hồi chức năng của van tim trong thấp tim. Vì vậy, khi ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ (để bệnh nhân uống thuốc đúng, đủ liều lượng và đủ thời gian theo y lệnh) thì việc chăm sóc đúng sẽ giúp bệnh nhân nhanh phục hồi.

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện khó thở, tím tái (phù) do suy tim có thể xuất hiện thường xuyên hoặc sau khi gắng sức như lên cầu thang, lao động chân tay... cần để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và cho ăn nhẹ, ăn các loại thức ăn dễ tiêu và đầy đủ dinh dưỡng, vitamin như sữa, cá... Ăn nhạt và hạn chế uống nước. Bệnh nhân nên ăn những loại hoa quả có nhiều kali trong suốt thời gian dùng thuốc lợi tiểu và digoxin.

Khi bệnh cơ bản đã ổn định, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ các chất , bồi bổ cho đúng cách nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bồ câu, chim sẻ nhét bụng gà nướng thuốc: Gà mái, chim bồ câu, chim sẻ mỗi loại 1 con. Bí đao 1 quả, hồng sâm, cánh hoa quỳ, viễn chí mỗi loại 9g, thần sa 1,5g, táo nhân rang 30g, ngọc trúc 15g. Gà mái, chim bồ câu trắng, chim sẻ làm thịt sạch, bỏ lông, ruột, mật, giữ lại ngũ tạng. Chim sẻ nhét vào trong bụng chim bồ câu, sau đó lại nhét bồ câu vào bụng gà mái, thuốc Đông y bọc vào vải rồi nhét vào bụng gà mái, cuối cùng tất cả cho vào trong quả bí xanh to đã khoét hết hạn, cho chút nước vào. Dùng đất sét bịt kín quả bí xanh, rồi vùi trong than hồng 24 tiếng, cuối cùng lấy các thứ trong quả bí ra ăn thịt, uống nước, ăn hồng sâm sau cùng. Mỗi tháng ăn 1 lần, 3 lần là một liệu trình.

Tim lợn hổ phách: Tim lợn 1 quả, bột hổ phách 5g, bột đẳng sâm 5g. Tim lợn rửa sạch tiết, cho vào nồi cùng với bột hổ phách, bột đẳng sâm, cho nước, đun lửa nhỏ hầm chín, cho gia vị vào ăn.

Nước rễ chè: Rễ cây chè (rễ cây chè trên 10 năm, càng già càng tốt) 30 – 60g, phong hà lê 30g, vạn niên thanh 6g. Cho một ít rượu nếp và nước sạch vào trong ấm thuốc, đun lửa nhỏ hoặc trước tiên đun sắc lấy nước đặc, sau đó cho rượu nếp vào nấu. Uống trước khi đi ngủ buổi tối hằng ngày.

                                                                                                       Thu Liên

 (Theo khoahocdoisong.vn)

Thư viện video

Lượt truy cập

visitor counter